Là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, được người dùng tin tưởng. Trong hạt điều có chứa: Protein cho hoạt động thường ngày, lipid đơn không béo. Và chứa một số chất khoáng quang trọng mà cơ thể rất cần. Phophos cần cho sự phát triễn, Magie tham gia vào nhiều chu trình chuyển hóa, trao đổi chất. Với kali giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa, tham gia hệ thống đệm điều hòa pH của tế bào. Và sắt đảm nhiệm vai trò ngăn ngừa thiếu máu .
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 1 ounce (28,35 g) hạt điều chứa:
– 157 calo
– 8,56g carbohydrat
– 1,68g đường
– 0,9g chất xơ
– 5,17 g oprotein
Một phần ăn của hạt điều sống (28,35g) sẽ cung cấp tỷ lệ các chất dinh dưỡng theo khẩu phần khuyến nghị hàng ngày như sau:
– 31% đồng
– 23% mangan
– 20% magiê
– 17% phospho
– 10% sắt
– 8% selen
– 5% vitamin B6.
Một phần ăn của hạt điều gồm khoảng 18 hạt điều nguyên vẹn. Hạt điều giàu chất béo không no chuỗi đơn và chuỗi đa và là một nguồn protein tốt.
Nếu ăn một phần ăn 1 oz (28,35 gam) hạt điều hàng ngày sẽ cung cấp cho bạn những lợi ích dinh dưỡng sau đây. Bạn sẽ nhận được 37,4% chất béo không bão hòa đơn hàng ngày để giúp tim khỏe mạnh hơn, 38% lượng đồng cần thiết hàng ngày và 22,3% magiê.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN HẠT ĐIỀU
Các loại hạt có vỏ cứng nói chung và hạt điều nói riêng có hàm lượng chật béo cao, vì thế chúng dễ bị ôi. Bảo quản hạt điều ở nơi râm mát và khô ráo để kéo dài tuổi thọ của hạt. Nếu được bảo quản đúng cách, có thể để hạt điều trong vài tháng ở nhiệt độ phòng, một năm trong ngăn mát tủ lạnh hoặc 2 năm trong tủ đá
Hạt điều bị ôi không gây nguy hiểm nhưng chúng có vị gắt khiến nhiều người thấy khó chịu.
Với đặc điểm giàu năng lượng, giàu chất đạm quí, giàu chất béo không bão hòa và có chỉ số đường huyết thấp,… Hạt điều không chỉ là thực phẩm bổ sung, phối hợp với các thực phẩm khác để xây dựng thực đơn, chế biến món ăn cho người có nhu cầu dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường mà còn hứa hẹn là nguồn nguyên liệu cung cấp chất đạm, các chất béo có lợi cho sức khỏe trong việc nghiên cứu và phát triển các thực phẩm chức năng góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.